Những kinh nghiệm nuôi cá lóc lạnh phù hợp ở Việt Nam

Cá lóc lạnh là loại cá lóc cảnh thích môi trường nước mát mẻ. Cá lóc lạnh cần phải được chăm sóc trong môi trường nước có nhiệt độ thấp hơn so với cá lóc thông thường. Để đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt nhất cho loài cá này, việc đáp ứng đúng yêu cầu về nhiệt độ và môi trường sống là điều vô cùng quan trọng.

Cá lóc lạnh là gì?

Cá lóc lạnh có nguồn gốc từ các nước như Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, và một số vùng của châu Mỹ: Cá lóc hoàng đế và cá lóc nữ hoàng có nguồn gốc từ vùng Amazon của Brazil và Peru. mCá lóc pháo hoa và cá lóc ngọc lam có nguồn gốc từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Cá lóc cầu vòng ngũ sắc có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Bán đảo Malaya.

Cá lóc lạnh thích nghi tốt với môi trường nước mát, với nhiệt độ dao động từ 18°C đến 24°C. Phần lớn các giống cá lóc lạnh có kích thước nhỏ hơn so với cá lóc thông thường

Có bao nhiêu loại cá lóc lạnh?

Cá lóc lạnh bao gồm 12 dòng, với đặc điểm riêng biệt về màu sắc, hình dạng và kích thước. Dưới đây là một số loại cá lóc lạnh phổ biến tại Việt Nam:

Cá lóc hoàng đế

Cá lóc hoàng đế có màu sắc xanh lam đẹp mắt, với những đường kẻ sọc màu xanh đậm trên thân và đôi mắt to tròn. 

Cá lóc nữ hoàng

Cá lóc nữ hoàng là một biến thể màu sắc của cá lóc hoàng đế, với màu vàng kim tuyệt đẹp.

Cá lóc trân châu

Cá lóc trân châu chúng có màu sắc đa dạng, từ màu đỏ, vàng, cam, đến màu xanh lam, với những đường kẻ sọc tương phản trên thân.

Cá lóc ngọc lam

Cá lóc ngọc lam là một loài cá lóc lạnh có màu sắc xanh ngọc. Có 3 loại cá lóc ngọc lam là: Cá lóc ngọc lam khảm đỏ, Cá lóc ngọc lam da báo, Cá lóc ngọc lam thiên hà.

Cá lóc cầu vồng

Cá lóc cầu vồng có màu sắc đặc trưng là màu nâu sô cô la.

Cá lóc Andrao

Cá lóc Andrao

Những kinh nghiệm nuôi cá lóc lạnh phù hợp ở Việt Nam

Khi nuôi cá lóc lạnh, việc hiểu rõ về yêu cầu về môi trường sống, nhiệt độ nước và dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của chúng. Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi cá lóc lạnh phù hợp ở Việt Nam mà bạn nên biết:

Kinh nghiệm 1: Nuôi cá lóc lạnh có cần điều hoà (Chiller) không?

Câu trả lời là CÓ. Đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng thì việc sử dụng điều hoà (Chiller) cho bể cá lóc lạnh là cần thiết để duy trì nhiệt độ nước ổn định trong khoảng 18°C đến 24°C

Nếu có điều kiện anh em nên sắm Chiller, nếu không anh em nên đặt bể nuôi ở những nơi mát mẻ hoặc trong phòng có điều hoà. Chi phí cho Chiller khá đắt, anh em cũng có thể sử dụng quạt làm mát nếu nơi đặt bể cá không quá nóng.

Quan trọng: Anh em chơi cá lóc lạnh quan trọng là cần hiểu rõ rằng cá cần không khí mát để sống, chứ không phải nước mát. Nước mát chỉ giúp cá đẹp hơn thôi, chứ không phải là yếu tố quyết định cho sức khỏe của chúng đâu nhé.

Mẹo chọn công suất của chiller:

  • Bể dưới 100 lít sử dụng Chiller công suất 1/4 HP
  • Bể từ 100-250 lít cần dùng Chiller có công suất từ 1/2HP
  • Bể từ 250 lít – 350 lít có thể dùng chiller công suất 1HP
giảm nhiệt độ bể cá bằng quạt

Kinh nghiệm 2: Có cần dùng đèn cho bể cá lóc lạnh không?

Anh em nên dùng đèn cho bể cá lóc lạnh nhé. Cóc lóc lạnh thuộc loại có màu sắc sặc sỡ bắt mắt, kết hợp với đèn sẽ làm vẻ đẹp của chúng tôn lên rất nhiều.

Kinh nghiệm 3: Môi trường và nhiệt độ nước như thế nào để phù hợp?

Nhiệt độ nước: Thấp hơn nhiệt độ không khí tối thiểu 4-5 độ C. 

Bể nuôi: Cá lóc nữ hoàng đẹp nhất khi sống trong môi trường thuỷ sinh tự nhiên. Vì vậy, việc thiết kế bể cá một cách tự nhiên với cảnh quan và cây cỏ phong phú là điều rất quan trọng. Phông nên là màu đen/màu tối và nền đẹp nhất là nền sáng màu. Về cát thì theo Hưng cát sáng màu vẫn là đẹp nhất.

***Lời khuyên: Hãy setup một bể thuỷ sinh cơ bản trước đã rồi hẵng thả cá.

Kinh nghiệm 4: Vì sao cá lóc lạnh mới mua về không chịu ăn?

Trong giai đoạn đầu khi chuyển sang môi trường mới, cá lóc lạnh có thể cảm thấy căng thẳng và không chịu ăn. Hãy tạo ra môi trường yên tĩnh, ít stress và cung cấp thức ăn dễ tiêu hóa để khuyến khích chúng ăn. Dần dần, khi cá lóc lạnh thích nghi với môi trường mới, chúng sẽ bắt đầu ăn và phát triển bình thường.

Đỗ Hưng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *