Cách trị cá lóc bị tuột nhớt

Nhớt đối với cá quan trọng như lớp màng bảo vệ, giúp bảo vệ cá khỏi sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn và các mầm bệnh. Khi cá có đủ nhớt và nhớt ổn định, thì cá sẽ rất khoẻ mạnh và ít bị bệnh.

Tuy nhiên, nếu cá tuột nhớt, lớp bảo vệ tự nhiên của chúng sẽ mất đi, khiến cho vi khuẩn có thể xâm nhập và tấn công cá dễ dàng hơn. Nếu không được xử lý kịp thời, cá sẽ mắc nhiều loại bệnh khác nhau, từ những triệu chứng ban đầu như đỏ mình, nổi gân máu và vùng vảy bị tuột nhớt xuất huyết, cho đến những bệnh nặng hơn như nhiễm khuẩn, lở loét, xuất huyết nội tạng. Do đó, việc giữ nhớt ổn định cho cá đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu.

Cách trị cá lóc bị tuột nhớt

Cách nhận biết tình trạng cá lóc bị tuột nhớt

Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm mặt nước có nhiều bọt nhờn lâu tan, nước có mùi tanh, và khi chạm vào cá, da cá sẽ trở nên ráp và nhám hơn so với bình thường.

Nguyên nhân của tình trạng cá lóc tuột nhớt có thể do nhiều yếu tố khác nhau:

  • Stress do quá trình vận chuyển cá có thể làm cho cá lóc cảnh cảm thấy không thoải mái >>> Tuột nhớt
  • Thay đổi đột ngột trong môi trường sống, đặc biệt là khi thả cá lóc cảnh vào môi trường mới mà không được ngâm bãi kĩ và không pha nước cho cá làm quen từ từ với môi trường mới.
  • Thiếu oxy, đặc biệt là trong những hồ nuôi có mật độ cá cao mà không cung cấp đủ oxy cho chúng, hoặc khi có sự cố cúp điện mà không có thiết bị dự phòng
  • Môi trường sống của cá có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố độc tố như lượng NH3, NH4, amoniac và độ pH trong nước. Điều này có thể xảy ra khi mức độ ô nhiễm trong hồ cá quá cao hoặc do các trận mưa đầu mùa mang theo nhiều chất độc hại vào hồ.

Cách điều trị

Bạn cần thay 10% nước trong hồ và tiếp tục thay nước mỗi 2 tiếng với cùng lượng nước cho đến khi mùi tanh và bọt nhờn trong hồ giảm đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể xả tràn 10% nước mỗi lần thay.

Khi mùi tanh đã giảm, bạn thêm c sủi vào hồ với liều lượng 10-15 viên/1 khối nước và sục oxy mạnh. Sau 24 tiếng, bạn thay 30% nước và bù lại c sủi tương đương 50% nước (tăng 20%). Tiếp tục thực hiện các bước này cho đến khi cá hồi phục hoàn toàn.

Nếu hồ cá quá lớn, bạn có thể chuyển cá vào tank dưỡng hoặc hồ dưỡng để điều trị để tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tốt hơn.

Lưu ý: Khi cá bị tuột nhớt, không nên sử dụng muối vì lớp màng bảo vệ trên cơ thể cá đã bị tổn thương. Sử dụng muối có thể làm cá xót mình và gây ngứa, làm tăng nguy cơ stress và bị nhiễm vi khuẩn.

Cách trị cá lóc bị tuột nhớt

Phòng ngừa

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cá bằng cách cho ăn đúng cách và bổ sung vitamin C hoặc các loại thuốc sủi phù hợp.

Đảm bảo rằng các chỉ số nước như pH, ammonia, nitrite, và nitrate luôn ở mức an toàn cho cá.

Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc cá của mình! 🐟🌿

Đỗ Hưng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *